HIV / ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM MANG LẠI HIỆU QUẢ GÌ?

Một bộ phận không nhỏ đang muôn tìm hiểu các thông tin về HIV – những tình huống phơi nhiễm với hiv và cách điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Đây là một vấn đề khá hay nên chúng tôi đã tìm hiểu thông tin ở một số nguồn và hôm nay chia sẻ tại đây. Theo dõi bài viết cùng chúng tôi nhé!

1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về hiv

HIV hay còn hiểu là virus gây suy giảm miễn dịch ở người và nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Virus có thể truyền từ người này sang người khác khi máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm bệnh tiếp xúc với da hoặc niêm mạc bị trầy xướt của người không bị nhiễm bệnh.

Một phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV sang thai nhi trong khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

2. Phơi nhiễm hiv là gì?

Phơi nhiễm với HIV được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV.

Phơi nhiễm trong cộng đồng chủ yếu xoay quanh 2 tình huống:

Phơi nhiễm tình dục khi quan hệ không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm.

Phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được.

Do tính chất lúc đầu chưa có biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết của căn bệnh này, mọi tình huống phơi nhiễm với dịch tiết của người không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV như bị kim đâm ở nơi công cộng, quan hệ không an toàn… đều được xem là “có khả năng chứa mầm bệnh”.

Tuy nhiên phơi nhiễm thì cũng chưa chắc sẽ nhiễm HIV. Dù vậy, khi bị phơi nhiễm thì điều cần thiết là phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là một can thiệp y khoa dựa vào khả năng ức chế virus HIV của thuốc kháng HIV.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp ngăn chặn HIV ngay từ ban đầu và khiến cho chúng ta không bị lây nhiễm HIV. Do vậy, nó mang tính chất như một điều trị cấp cứu.

3. Điều trị sau phôi nhiễm hiv mang lại hiệu quả gì?

Hiệu quả có thể đạt được 95-99% nếu được phát hiện sớm. Hiệu quả của điều trị sẽ cao nhất trong vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm, giảm dần theo thời gian và được cho là không có hiệu quả sau mốc 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.

Thông tin về lây nhiễm HIV tiên phát chỉ ra rằng nhiễm HIV toàn thân không xảy ra ngay lập tức mà có một sự chậm trễ ngắn giữa thời gian phơi nhiễm với virus và sự xuất hiện của HIV trong máu.

Trong thời gian “cửa sổ cơ hội” này, điều trị ARV có thể dự phòng nhiễm toàn thân, từ đó giúp tránh khỏi tình trạng “nhiễm HIV mạn tính”.

4. Các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả của điều trị PEP

Sự chậm trễ tiếp cận với ARV. Càng chậm tiếp cận ARV, hiệu quả dự phòng càng giảm.

– Ở Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc còn thấp, do vậy, phác đồ ưu tiên vẫn là phác đồ 1 cho các tình huống không rõ phác đồ ARV của nguồn gây phơi nhiễm.

– Cần tuân thủ ARV trong suốt 4 tuần điều trị cũng như quy trình theo dõi sau điều trị.

– Tâm lý thoải mái giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với thuốc, hạn chế ảnh hưởng và tác dụng phụ của thuốc ARV lên đời sống và sinh hoạt.

Điều trị PEP được chứng mình là có hiệu quả. Tuy nhiên, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm chỉ nên sử dụng trong những tình huống tai nạn bất ngờ, chứ không phải là một biện pháp dự phòng lâu dài, vì sử dụng lặp lại như vậy làm giảm hiệu quả và tăng khả năng chai thuốc. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc PEP, bạn cần thực hành các biện pháp bảo vệ khác để dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, PrEP… Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu xem “thuốc prep mua ở đâu” thì có thể truy cập vào link để xem. Địa chỉ uy tín để giúp bạn tìm hiểu thêm các thông tin về hiv nhé!